Dao phay là dụng cụ cắt gọt rất phổ biến trong lĩnh vực cơ khí với 1 hay nhiều lưỡi dao, mang lại hiệu suất cao, bề mặt chi tiết được bóng mịn trong quá trình gia công. Sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu mang tính khắt khe cao trong gia công cơ khí. Dao thường được gắn theo chiều dọc với công dụng để phay mặt phẳng, phay rãnh, phay mặt nghiêng,..
Phân loại dao phay:
- Dựa vào vật liệu làm dao: Dao phay hợp kim (Carbide), Dao phay thép gió (HSS)
- Dựa vào vật liệu gia công: Dao phay thép, dao phay nhôm, dao phay inox, dao phay nhựa…..
- Dựa vào cấu tạo của dao: Dao phay liền khối, dao phay gắn mảnh
- Dựa vào nguyên công gia công như: Dao phay thô, dao phay tinh
- Dựa vào số me cắt: 2 me, 3 me,4 me, 6 me ……….
Dao phay gắn mảnh
Dao phay mặt đầu gắn mảnh là loại dao có lưỡi nằm ở mặt đầu và trục dao vuông góc với bề mặt gia công. Dao thường được dùng để gia công thô, gia công mặt phẳng. Dao phay gắn mảnh hợp kim (chip insert) có thể thay thế các mảnh khi hao mòn.
Chúng hoạt động theo nguyên lý mảnh cắt được lắp ở mặt đầu của cán dao và sẽ được thay thế khi đã bị mòn hay vỡ. Trên cán dao/ đài dao lắp càng nhiều mảnh cắt thì sẽ cho ra thành phẩm gia công có độ bóng càng cao, bề mặt càng đẹp.
Đối với dao phay gắn mảnh, khi chọn số lượng lưỡi cắt/góc cắt phù hợp nhất cho quá trình vận hành gia công phay hiệu quả, bạn cũng cần xem xét đến số me cắt – khoảng cách giữa các lưỡi cắt. Việc chọn số lượng me cắt của dao phay gắn mảnh rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, độ ổn định và lực cắt.
Loại dao này rất đa dạng về kiểu dáng cũng như kích thước. Mỗi loại mảnh hợp kim tương ứng với một loại dao nhất định với các chức năng riêng biệt.
Dao mặt đầu ghép mảnh hợp kim để gia công thô và gia công tinh những về mặt chi tiết, gia công mặt phẳng tạo được độ bóng mịn cho sản phẩm.
Cấu tạo cơ bản của dao phay gắn mảnh
Dao phay gắn mảnh được cấu thành từ 3 bộ phận chính.
1. Cán dao (Holder)
Cán dao thường được cấu thành từ thép dụng cụ. Đây là nơi để gắn lưỡi cắt.
Trên cán dao thường có một hay nhiều hốc để gắn các mảnh dao và có đa dạng kích thước để phù hợp nhất với từng nguyên công.
Chẳng hạn như phay mặt, phay hóc, phay bật, phay rãnh,…Tùy theo nhu cầu sử dụng mà có thể dùng loại cán liền hoặc cán nối cùng với đầu dao hoặc đài dao để gia công.
2. Lưỡi cắt/ Mảnh cắt/ Mảnh chip/ Chip cắt (Insert)
Đây là bộ phận làm việc chính của dao. Chúng thường được đúc từ các loại hợp kim cứng và thường được phủ lớp một lớp phủ giúp chống mài mòn, chịu nhiệt, chịu va đập tốt.
Mảnh cắt có thể có 2-3-4,… góc cắt hoặc nhiều hơn. Sau khi gia công nhiều, mảnh sẽ bị mòn, sứt mẻ hay vỡ…Lúc này doanh nghiệp cần thay thế mảnh mới để đảm bảo hiệu quả cũng như năng suất gia công.
3. Phụ kiện
Một phụ kiện không thể thiếu trên dao đó chính là vít. Chúng có vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình gia công.
Trước khi gia công cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo vít đã được bắt chặt vào dao, đủ ren, bôi mỡ… Để tránh các hiện tượng mảnh bị lỏng, có thể dẫn tới hỏng phôi. Hoặc tình trạng vít bị bắt quá chặt dẫn đến vỡ mảnh, hoặc vít không được bôi mỡ sẽ khó thay mảnh,…
Cách chọn số lưỡi cắt cho dao phay gắn mảnh hiệu quả
Bên cạnh dao phay đĩa thì dao phay gắn mảnh cũng được lựa chọn sử dụng phổ biến không kém bởi nhiều công dụng. Khi mua dao doanh nghiệp cần lưu ý các chi tiết sau đây để chọn được loại dao phù hợp:
- Chọn số lượng lưỡi cắt góc cắt
Việc cực kỳ quan trọng trong chọn dao gia công đó chính là lưỡi cắt. Bằng cách tăng số lượng lưỡi cắt, khi gia công. Bạn có thể tăng lượng tiến dao (bước tiến bàn) mà vẫn giữ nguyên tốc độ cắt và tốc độ tiến dao trên mỗi răng. Điều này vẫn không tạo ra thêm nhiệt ở vị trí lưỡi cắt.
Tuy nhiên, việc tăng số lượng các lưỡi cắt sẽ thay đổi thiết kế của công cụ. Khoảng cách ngắn hơn giữa các góc cắt của mảnh insert phay có nghĩa là càng có ít không gian hơn để thoát phoi và trong hầu hết các trường hợp, thiết kế cán dao phải thiết kế các me cắt đều nhau.
Ngoài ra, công suất của máy gia công thường là một yếu tố ảnh hưởng số lượng các cạnh cắt. Nếu máy phay của bạn có công suất lớn, bạn có thể dễ dàng sử dụng để phay với các loại cán dao thiết kế nhiều góc cắt.
- Chú ý số me cắt
Đối với dao phay gắn mảnh, ngoài việc chọn số lượng lưỡi cắt (góc cắt) phù hợp thì số me cắt – khoảng cách giữa các lưỡi cắt cũng có vai trò quan trọng không kém. Vì nó có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, độ ổn định và lực cắt.
Yếu tố này được hiểu là số lưỡi của dao phay có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn. Các loại dao phay ngón có số lưỡi khá ít, đường rãnh đơn phù hợp với công việc phay thô sản phẩm với phoi vật liệu kích thước lớn và tính chất mềm.
Nếu số lưỡi dao phay lớn giúp tốc độ làm việc dao tăng nhanh và các đường cắt mịn hơn nên thường áp dụng trong việc tạo phay tinh độ mịn cho bề mặt của sản phẩm. Do đó, bạn nên dựa theo vật liệu và tốc độ làm việc để đưa ra lựa chọn dao phay thích hợp nhất.
- Thiết kế me cắt bất đối xứng
Nhà sản xuất thường thiết kế cán dao có các me bất đối xứng với nhau và cán dao có khoảng cách. Điều này giúp làm tăng độ ổn định và giảm nguy cơ dao bị rung khi gia công. Chúng giúp ích rất nhiều khi cần phay đường kính lớn và đầu kẹp đầu dao dài gia công vị trí sâu.
- Thiết kế số me cắt của cán dao
Trên thị trường hiện nay có 3 loại cán dao với số me cắt khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn. Đó là Coarse pitch, Fine pitch và Extra fine pitch.
Các cán dao càng nhiều me cắt được sử dụng khi quá trình gia công có độ ổn định tốt và cho các ứng dụng phay Ap thấp.
a. Coarse pitch milling cutters
Cán dao với số me cắt ít nhất, thường được ứng dụng phay thô, với đặc điểm
- Lựa chọn đầu tiên cho các hoạt động phay không ổn định do lực cắt thấp nhất
- Sức mạnh hạn chế
- Dải sản phẩm rộng
- Phù hợp ứng dụng phay toàn bộ rãnh
- Dễ thoát phoi nhờ rãnh thoát phoi lớn, đặc biệt vật liệu Nhôm, Đồng, Non-ferous metal
b. Fine pitch milling cutters
Cán dao với số lượng me cắt trung bình
- Lựa chọn đầu tiên để gia công thô trong điều kiện ổn định
- Năng suất tốt
- Không gian phoi tốt để gia công thô trên vật liệu Thép, inox, titan
c. Extra fine pitch milling cutters
Cán dao với số lượng me cắt nhiều nhất
- Lựa chọn hàng đầu khi bạn cần gia năng suất cao với Ae thấp
- Phù hợp gia công thô và tinh cho vật liệu Gang
- Gia công thô cho vật liệu titan kết hợp với mảnh insert phay hình dạng tròn
Dựa vào biên dạng lưỡi cắt
Các loại dao phay với thiết kế gồm 3 loại biên dạng đầu cắt phổ biến sau: dao phay mặt phẳng, dao phay mặt cầu và dao phay bo góc (bo vát mép hoặc bo tròn). Trong đó:
Dao phay mặt đầu phẳng là sản phẩm dùng để cắt những vật dụng bằng phẳng rất thích hợp cắt rãnh và làm phẳng các cạnh. Đây là loại dao phay phù hợp với các mặt phẳng nhất.
Dao phay mặt cầu thường được dùng trong công đoạn gia công những bề mặt phức tạp và các vật liệu đòi hỏi độ cứng cao. Sản phẩm được dùng trong gia công thô, tinh với nhiều vật liệu đa dạng khác nhau cùng năng suất cắt lớn với góc xoắn cao thích hợp để tạo những bề mặt gia công có độ mịn đạt chuẩn.
Dao phay bo góc thường để phay ở các hốc sâu có đường viền bo mềm mại phù hợp để thực hiện gia công tinh những vật liệu có chỉ số độ cứng lớn.
Dựa vào lớp phủ của dao phay
Lớp phủ này có công dụng làm dao phay cứng hơn. Đối với các loại dao phay từ vật liệu HSS không có thêm lớp phủ này nhưng đối với dao từ vật liệu Carbide thường có thêm một lớp phủ TiAIN, AITiN,… Lớp này có công dụng tăng cường độ cứng, tăng khả năng chống chịu mài mòn và tính chịu nhiệt nhờ đó hiệu suất làm việc được cũng như tuổi thọ của dụng cụ gia tăng.
Lớp phủ bên ngoài dao phay giúp tăng độ cứng và tuổi thọ sản phẩm
Dựa vào chế độ làm mát trong hay ngoài
Quy trình làm mát đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của dao phay. Nếu được làm mát ngoài thì quy trình này chỉ có thể làm giảm nhiệt nhưng khả năng thoát phoi lại bị hạn chế tối đa.
Cách này vô tình đã làm phoi ở bên ngoài bị thổi vào phía trong khe, rãnh đang gia công làm xước bề mặt hay dẫn đến kẹt phoi. Ngược lại khi chọn cách làm mát trong sẽ giúp phoi thoát ra bên ngoài nhanh chóng, dễ dàng hơn và tính năng làm mát cũng đồng đều hơn.
Chế độ cắt
Khi lựa chọn dao phay, chế độ cắt luôn là yếu tố vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Điều này cần khách hàng phải kiến thức chuyên môn kỹ thuật cao nếu không hãy liên hệ ngay nhà cung cấp để được hỗ trợ tư vấn thêm nhé.
- Gia công khuôn mẫu với Công nghệ mới (10.03.2020)
- Cách đánh bóng khuôn chuẩn nhất (09.03.2020)
- Nguyên tắc lựa chọn dao phay ngón đúng cách (05.03.2020)
- Hướng dẫn cách chọn và sử dụng mũi Taro đúng cách (05.03.2020)
- Một số vật liệu được sử dụng nhiều trong gia công cơ khí chính xác (03.06.2019)
- Phương pháp và dụng cụ đo độ chính xác gia công cơ khí (03.06.2019)
- So sánh sự khác biệt giữa inox 201, 304 và thép không rỉ (03.06.2019)
- Làm sao để đảm bảo an toàn khi làm việc với máy tiện ren (03.06.2019)